Chi tiết tin - Xã Húc Nghì - Đakrông

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập 1
  • Hôm nay 101
  • Tổng truy cập 17.867

BẾ GIẢNG LỚP ĐÀO TẠO NGHỀ KỶ THUẬT NUÔI LỢN CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÚC NGHÌ

7:59, Thứ Sáu, 19-1-2024

Sáng ngày 05/01/2024, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Đakrông đã tổ chức bế giảng lớp đào tạo nghề Kỷ thuật chăn nuôi lợn bản cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Húc Nghì. Tham dự, có bà Cáp Thị Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện; ông Văn Thế Tâm – Chủ tịch Hội Nông dân xã, công chức phụ trách lĩnh vực, các hội đoàn thể và giáo viên cùng 20 học viên tham gia các lớp đào tạo nghề.

Các học viên được nhận Giấy Chứng nhận hoàn thành khóa học

Sau thời gian 03 tháng tham gia lớp đào tạo nghề, 20 học viên đã được nghiên cứu kỹ thuật chọn giống, nuôi và quản lý phòng bệnh ở lợn bản và một số phương pháp lựa chọn nguồn thức ăn, chuẩn bị chuồng trại chăn nuôi … Bên cạnh các mô đun học lý thuyết, khóa học còn dành thời gian cho học viên thực hành và tham gia một số mô hình, thời gian còn lại học viên đã tham gia thực hành tại mô hình và tự thực hành tại hộ gia đình, các lớp học đã được hướng dẫn và hỗ trợ kinh phí xây dựng 01 mô hình cụ thể tại nhà anh Hồ Văn Cam.

Kết thúc khóa học, các học viên được cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo nghề và nắm được những kiến thức cơ bản trong chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn bản. Qua đó, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, nâng cao nhận thức về việc tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật chăn nuôi từ khâu chuẩn bị chuồng trại chăn nuôi cho đến việc chọn giống, kỹ thuật nuôi và chăm sóc, quản lý, phòng trị các loại dịch bệnh cho lợn ...
Đây là lớp dạy nghề cho lao động nông thôn thứ hai được tổ chức tại xã Húc Nghì trong năm 2023. 
Tại buổi bế giảng, đại diện Hội Nông dân xã cũng đề nghị trong thời gian tới Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện tiếp tục quan tâm mở nhiều lớp hơn nữa trên địa bàn, nhất là các nghề trồng trọt, chăn nuôi áp dụng kỹ thuật công nghệ cao, ... giúp cho lao động tại địa phương được chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng vào thực tiễn, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất, góp phần phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững và hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao của địa phương trong thời gian đến./.

 

Các tin khác